Bạn thấy một ai đó chơi guitar và vô tình bị tiếng đàn đó mê hoặc, bạn bắt đầu thích thú và muốn chinh phục nó và tự hình thành lên một mục tiêu cho việc học đàn, đó là một tín hiệu rất tốt nhưng nó mới chỉ là điều kiện cần để bạn có thể học được loại đàn này, bạn có muốn điều kiện đủ là gì không? đó chính là sự hướng dẫn của một ai đó, việc bạn có người hướng dẫn sẽ giúp cho việc học đàn của bạn trở nên nhanh chóng và có bài bản hơn nhưng không phải ai cũng có điều kiện để tìm cho mình một người thầy có chuyên môn, bởi vậy Hienguitar.com xin chia sẻ series bài Tự Học Đàn Guitar Cơ Bản này với mong muốn giúp được các bạn phần nào, hy vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trong phần 1 của series Tự học đàn guitar cơ bản này chúng ta cùng tìm hiểu về Cấu tạo và nguyên tắc tính các bộ hợp âm cơ bản. cách Học guitar , Đệm Hát..Nốt..Tổng Hợp.Nhận Biết Các Gam, Điệu,..Để Đệm hát..Quảng nốt…các nốt trên cần đàn, kí hiệu, nhận biết gam…
Khi bạn có ý định tự học đàn guitar thì đây là điều cơ bản bạn nên biết: trong guitar cũng có các nốt nhạc cơ bản như khi ta chơi piano vậy, các nốt đó bao gồm: DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).
xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C
Tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :
Ghi chú : đây là các nốt nhạc sắp xếp 1 cách tự nhiên .
– Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.
– Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.
– Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ – Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một
Hình minh họa :
5.1. – Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
5.2. – Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
5.3 – Dấu bình : làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.
– Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc
– Dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp
Khi bạn muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, lúc này chính là lúc bạn cần đến khuông nhạc và khóa nhạc
6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :
6.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.
Quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar và 1 số hợp âm cơ bản
Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng
Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v…
Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :
Ta có các quãng sau :
Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ) .
VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v….
Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .
VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v…
Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ).
VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v…
Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .
VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v…
Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi ) VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v…
Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v…
Quãng 6 , quãng 7 v.v…
Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t , Q2T , Q3t , và Q3T , các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã đc nâng cao hơn .
Khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn, quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ mà, quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên.
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại.
Các nốt trên cần đàn :
Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :
Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn , vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi .
Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar :
Lời khuyên nhỏ : ko nên cố gắng học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , như vậy bạn sẽ rất rất mệt mỏi mà hiệu quả lại không cao, lúc đó việc học đàn không phải làm một niềm yêu thích, sự đam mê nữa mà nó lại trở thành một cơn ác mộng,cách tốt nhất là bạn các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điều đã được ghi ở trên và từ đó tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân mình. Bạn có thể Nhấn vào ĐÂY để xem thêm Phần 2 của series Tự Học Đàn Guitar cơ bản.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
Email: info@giasutainangtre.vn